CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: GIẢI MÃ SỨC HÚT PHONG CÁCH NỘI THẤT ROMAN

Nếu từng ít nhất một lần được ngắm nhìn, hẳn bạn sẽ không thể rời mắt khỏi vẻ đẹp của những thiết kế chuẩn phong cách Roman. Bởi sự diệu huyền có từ những đường nét mang hơi châu Âu thần thoại. Vậy phong cách nội thất Roman là gì mà có thể làm nên sức hút đặc biệt như vậy? Hãy để NỘI THẤT VILAHOME cùng bạn vén bức màn bí mật về những điều trên nhé!

 Trước tiên hãy cùng tìm hiểu phong cách nội thất Roman là gì nhé

 Trước tiên hẳn bạn rất tò mò về tên gọi Roman trong cụm từ này đúng không nào?  Roman -thuật ngữ với ý nghĩa là “La Mã” , được xuất xứ từ Mỹ- La Tinh. Vậy phong cách nội thất Roman hiểu đơn giản là phong cách người đương thời muốn tìm đến, mang chút ít hơi hướng cách thức của kiến trúc La Mã cổ đại trong nội thất. Dù về quy mô và hình thức, nó còn xa mới đạt đến trình độ của người La Mã cổ đại. Cũng có thể bởi thiết kế thi công còn thô sơ, vật liệu còn hạn chế. Hoặc do tàn tích của chiến tranh nên kiến trúc – xây dựng chưa được khôi phục, còn non yếu.

Thế nhưng, kiến trúc Roman cũng tạo nên bước tiến nhất định về mặt loại hình và kết cấu. Điều đó góp phần đáng kể vào việc hình thành kiến trúc Gothic sau này.

2 1
                                    Phong cách Roman trong kiến trúc

 Phong cách Roman ra đời và phát triển như thế nào?

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

 Kiến trúc Roman -phong cách kiến trúc được ưa chuộng của các vùng Trung và Tây Âu. Ra đời vào khoảng thế kỷ 11 và 12, chủ yếu ở các nước Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha…trên bình diện rộng. Khi các thành phố ở các nước này đã bắt đầu gượng dậy nhưng bộ mặt kiến trúc nhiều công trình còn thô sơ.

 BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Đặt vào bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, là thời kỳ khủng hoảng kéo dài từ thế kỷ thứ V đến IX. Sau khi Đế chế La Mã sụp đổ của các nhà nước ở Tây Âu và một số nước Đông Âu. Điều này kéo theo tình trạng sản xuất ngày càng sút kém hàng loạt, là thời kỳ đen tối tại các quốc gia  này. Nó khiến nền kinh tế ngưng trệ, kỹ thuật xây dựng không còn cơ hội phát triển. Một số ít công trình tôn giáo, thành quách còn được tiếp tục xây dựng. Còn lại những thành tựu kỹ thuật thời đế quốc La Mã hầu như bị lãng quên.

 Phải đến thế kỷ thứ X và XI và XII nền kinh tế phong kiến ở một số nước Tây Âu – Pháp, Đức, Italia…dường như mới sực tỉnh sau một giấc ngủ dài đầy lo âu. Lúc này phong cách nội thất Roman mới bắt đầu hình thành nhen nhóm trong các công trình nhà cửa. 

SỰ RA ĐỜI

Khi các cuộc xâm lăng cướp phá chấm dứt, xã hội Tây Âu trở lại yên tĩnh, cuộc sống có điều kiện ổn định và cải thiện dần. Sự sôi động của các khu chợ búa quay trở lại, người ta bắt đầu khôi phục các đô thị cũ và xây thêm nhiều đô thị mới. Lúc này dưới tác động của giáo hội, con người không phân biệt giai cấp đều chuyển hướng sang cầu xin sự che chở của Chúa. Nhà thờ trở thành ngôi nhà chung, cũ được phục hồi. Nhà thờ mới lần lượt ra đời ở những vùng đất được khai phá.

 Lúc này phương thức xây dựng truyền thống từ thời hậu đế quốc La Mã gồm Tiền Thiên chúa giáo và  Bidăngtin được khuyến khích áp dụng. Tất cả dẫn đến việc ra đời một phong cách kiến trúc mới với tên gọi là kiến trúc Roman. Phong cách thiết kế Roman thể hiện rõ nét nhất qua các nhà thờ, tu viện và lâu đài phong kiến trong thời kỳ này

Vậy những nét đặc trưng của phong cách này là gì

 Vào giai đoạn Roman tiền kỳ, mái nhà được làm bằng gỗ, rất dễ cháy nên thời kỳ này không còn để lại nhiều vết tích cho đời sau. Thời gian tiếp theo, kiến trúc Roman dần dần tiến thêm một số bước mới. Để nhận biết được kiến trúc Roman ta có thể căn cứ vào những đặc điểm sau.

Kết cấu

architecture 3620717 960 720
                                  Mẫu Kiến trúc mang phong cách Roman

Trong thời kỳ La Mã cổ đại. Nhà thờ, tu viện và các công trình khác chủ yếu sử dụng vòm bán cầu, vòm nôi và cuốn cửa trụ. Thiên về kiểu mái vòm cong với các khối cột thể hiện nét tinh xảo, độc đáo. Vì đa phần các loại mái vòm đều được làm từ đá kỹ thuật nên mặt cắt kiến trúc của các bộ phận khá đơn giản. Bao gồm hình chữ thập La tinh, hình vuông hoặc hình tròn nhỏ.

dac diem kien truc ro man o mo hinh nha tho

Dùng nhiều loại vòm : vòm nôi, vòm bán cầu, vòm giao giữa 2 vòm nôi hay vòm có thêm sống gân. 

Tường gạch hay đá rất dày để chịu lực, có tăng cường bổ trụ và tường chống. Sử dụng cột d1, có cả cột đơn và cột chùm.

Công trình xây dựng trong thời kỳ phong cách kiến trúc Roman

Đa phần đều được sở hữu mặt ngoài thô ráp. Các yếu tố trang trí được giảm thiểu một cách tối đa, cửa đi và cửa sổ có diện tích nhỏ. Cửa sổ vát cạnh để lấy thêm ánh sáng. Cửa đi có nhiều khấc trang trí để giảm sự thô nặng. 

dac diem kien truc ro man la gi 1
                                           Kiến trúc phong cách Roman

– Trang trí tranh vẽ, điêu khắc chủ đích ca ngợi thiên chúa trong trí tưởng tượng.

VILAHOME- ĐƠN VỊ THIẾT KẾ NỘI THẤT PHONG CÁCH ROMAN Ở HÀ NỘI

Thiet ke thi cong noi that tan co dien 5

 

Ghé thăm những thiết kế được kế thừa và vận dụng sáng tạo trên chất liệu của phong cách nội thất Roman. Tại đơn vị tư vấn thi công thiết kế nội thất giá rẻ CÔNG TY VILAHOME. 

 

Hotline tư vấn: 0965653333

Thiet ke thi cong noi that tan co dien phong cach phap va chau au 7 scaled
Thiết Kế Thi Công Nội Thất Biệt Thự Kiểu Phong cách Pháp Châu Âu

Phong cách nội thất Roman lấy cảm hứng và ghi dấu thiết kế từ kiến trúc Roman- phong cách đặc trưng Châu Âu. Dù chỉ gắn liền với lịch sử của các vùng lãnh thổ ở Tây Âu trong một thời kì. Nhưng nó để lại tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. Bằng sự tài ba khéo léo, người La Mã đã có thể đẩy ranh giới của vật lý và biến kiến trúc thành một hình thức nghệ thuật. Phong cách nội thất Roman là minh chứng cho sự kế thừa của điều đó. Vượt lên những giá trị về văn hóa và thẩm mỹ, nghệ thuật để sống mãi với thời gian. 

Ghé thăm thêm: Mẫu thiết kế nội thất tân cổ điển đẹp. Xưởng thiết kế nội thất tân cổ điển tại Hà Nội

Nguồn: http://vilahome.com.vn/co-the-ban-chua-biet-giai-ma-suc-hut-phong-cach-noi-that-roman/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan

Liên hệ Chat 5% Giảm giá
096.565.3333